HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH BÀI TRÍ BÀN THỜ PHẬT NGÀY TẾT CHO CÁC PHẬT TỬ
Hướng dẫn chi tiết cách bài trí bàn thờ Phật ngày Tết cho các Phật tử
Trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ tổ tiên khi nào là hợp lý?
Theo tục lệ...
Hướng dẫn chi tiết cách bài trí bàn thờ Phật ngày Tết cho các Phật tử
Trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ tổ tiên khi nào là hợp lý?
Theo tục lệ của người Việt, ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 23/12) sau lễ cúng ông Công ông Táo thì các gia đình sẽ bắt tay vào dọn dẹp vị trí bàn thờ.
Tại sao? Bởi theo quan niệm, đây là thời điểm “thần linh đi vắng”, nên gia chủ tranh thủ sửa sang nơi thờ tự đón Tết, để làm sao cho đến đêm 30 Tết, khi các vị thần linh trở về thì mọi việc đã hoàn tất đẹp đẽ, sạch sẽ. Đối với Phật tử thì khu vực thờ phụng luôn luôn phải sạch sẽ, gọn gàng để tiếp đón các vị chư Phật phù hộ.
Bài trí, sắp xếp bàn thờ Phật ngày tết như thế nào?
Có rất nhiều gia đình Việt vẫn mắc phải lỗi sai khi sắp xếp và bài trí bàn thờ, chúng tôi xin được đưa ra một vài lưu ý như sau:
– Hướng bàn thờ nên quay ra cửa chính, không ngược với hướng nhà vì gây âm dương tương phản, dễ gây bất trắc, nô bộc phản bội hoặc con cái không hiếu thuận, tài lộc không hanh thông.
– Bàn thờ Phật nên đặt ở hướng chính hoặc quay bên trái, bên phải. Bàn thờ gia tiên thì tốt nhất nên đặt ở tầng 1, chính giữa nhà và quay ra cửa lớn.
– Số lượng thần Phật phải là số dương, do thần Phật thuộc dương vì vậy phải dùng số lẻ, không nên thờ cùng lúc quá nhiều thần Phật, hoặc thờ cùng lúc hai thần xung khắc nhau có thể gây loạn linh khí khiến người trong nhà tinh thần bất an, dễ gặp tai họa. Nếu có đặt tượng thần Phật mà tượng ấy lại bị nứt thì nên nhanh chóng thay mới do tà khí có thể xâm nhập vào.
– Nếu bạn thờ chung tổ tiên và Phật thì thần Phật đặt bên trái, tổ tiên đặt ở bên phải, nếu đặt ngược lại sẽ khiến âm thịnh dương suy không tốt cho phong thuỷ. Trong nhà thì dễ gặp thị phi, kiện tụng, bệnh tật. Thông thường người ta đặt nơi thờ cúng tổ tiên trước rồi mới đến thần Phật.
– Nếu thờ Phật tại gia thì tổ tiên được coi là chủ, thần Phật được coi là khách quý, nếu mời thần Phật trước rồi mới mời tổ tiên thì như vậy tổ tiên không dám vào cửa. Bài vị tổ tiên cũng không nên đặt cao hơn của thần Phật, bàn thờ phải có chỗ tựa lưng, kê sát vách tường để linh khí hội tụ không bị tản mát.
– Về bát hương thờ tổ tiên nên có tay cầm, bát hương thờ thần không nên có tay cầm. Vật liệu bát hương tốt nhất là bằng sứ, sau đó là đồng, không nên sử dụng đá hoa cương.
– Về ánh sáng, sử dụng bóng đèn phía trước không nên xung với ban thờ, không nên dùng đèn chiếu. Bàn thờ cũng không nên đặt ở vị trí dưới xà nhà, nếu không có vị trí tốt hơn thì bạn phải làm trần, ngoài ra bên trên không được sử dụng máy móc như điều hoà, hút mùi hay loa đài.
– Trên bàn thờ Phật, số lượng thờ thần Phật nhiều nhất nên là 3, không nên quá nhiều dễ gây bất an. Bát hương nên sử dụng hình tròn không có chân đế, chất liệu bằng sứ là tốt nhất. Bát hương thì không nên quá đầy tro, khoảng ngày 15 âm hàng tháng thì có thể rút bớt chân hương cho thêm phần sạch sẽ.
– Quy cách thắp hương, bát hương thần Phật nên cao hơn bát hương tổ tiên, khi cắm hương thì nét hương nên cao hơn mắt người. Khi đốt hương chỉ nên đốt một que, nếu có điều cần khấn nguyện thì đốt ba que, không nên đốt nhiều hơn vì dễ khiến tà linh theo vào nhà.
– Vật phẩm thờ cúng: thờ Phật và Quan Âm thì chỉ được dùng đồ chay do nhà Phật không ăn đồ tanh và đồ mặn. Thờ thần chủ yếu dùng hoa quả và phải là số lẻ 1, 3, 5, nếu cúng tổ tiên thì số lượng là hai chữ số.
Cách lau bàn thờ Phật ngày tết sạch sẽ và đúng chuẩn bạn nên tham khảo
Lau dọn bàn thờ ngày tết không chỉ là việc làm thông thường mà nó còn là hoạt động mang ý nghĩa tâm linh lớn, nên mọi thứ liên quan tới việc dọn dẹp bàn thờ đều phải đảm bảo thật sạch sẽ!
Quy trình lau dọn thì bạn phải lau chùi bàn thờ thật phật trước, sau đó mới dùng nước để lau dọn bàn thờ ông bà tổ tiên. Không được lau chùi bàn thờ gia tiên trước vì như vậy sẽ được coi là mạo phạm các vị thần thánh.
Sử dụng khăn lau và chổi lau bàn thờ dùng riêng, không dùng chung để tránh sự uế tạp làm mất đi tính tôn nghiêm của bàn thờ.
Sử dụng nước ấm từ nguồn nước sạch, sử dụng nước mưa để lau dọn bàn thờ vì nước mưa được xem là tinh tuý của trời xanh. Hoặc có thể dùng nước lá trầu, lá bầu, lá gừng để lau dọn bàn thờ.
Lưu ý khi lau dọn bài trí bàn thờ phật ngày tết:
Lưu ý khi vệ sinh bàn thờ:
- Người thực hiện phải thể hiện sự thành kính của mình bằng cách giữ cho thân thể sạch sẽ và thơm tho.
- Không để tay chân lấm bẩn rồi đi lau dọn bàn thờ, đây là điều bất kính khiến thần phật và ông bà tổ tiên dễ nổi giận. Bạn hãy tắm rửa sạch sẽ và thay bộ quần áo dài trước khi tiến hành lau dọn và trang trí bàn thờ.
- Thắp hương thông báo trước cho ông bà tổ tiên rằng hôm nay bạn sẽ làm công việc lau dọn bàn thờ. Để như một lời mời tổ tiên và vị thần lánh sang một bên để con cháu thực hiện.
Lưu ý khi lau chùi bài vị
- Khi lau rửa bài vị anh/chị nên dùng nước ấm và kiêng dùng nước lạnh. Giống như lau dọn bàn thờ, việc lau chùi bài vị cũng nên được thực hiện từ bài vị thần phật trước rồi mới đến bài vị tổ tiên.
- Sau khi lau chùi bài vị mới đến dọn bát hương, công việc này đòi hỏi một số lưu ý quan trọng. Nhiều anh/chị thường có thói quen rút hết chân hương rồi đổ hết tro ra ngoài.
- Tuy nhiên, ông bà ta cho rằng như vậy là tán tài. Vì vậy, anh/chị nên dùng muỗng để múc từng ít từng ít tro bỏ ra ngoài, rồi sau đó mới tiến hành làm sạch bát hương.
Lau chùi vật dụng trên bàn thờ
Với các đồ dùng bằng đồng như lư đồng thì anh/chị có thể sử dụng các chất làm sạch chuyên dụng. Đánh bóng lư đồng bằng các dung dịch đơn giản tự chế tại nhà cũng là cách phổ biến được nhiều anh/chị dùng. Các đồ trang trí bàn thờ bằng sứ thì chỉ cần dùng nước sạch và nước tẩy rửa sạch sẽ là được.
Cách bài trí bàn thờ Phật các vật dụng cơ bản
– Hoành phi nên được treo lên tường và ở vị trí chính giữa so với bàn thờ và treo câu đối hai bên hoành phi.
– Vị trí đặt bát hương trên bàn thờ nên đặt ở giữa vì điều này tượng trưng cho các vì tinh tú và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng đại diện cho trục vũ trụ. Hai bát hương khác nên đặt hai bên. Cách trang trí bàn thờ với bát hương đặt như vậy sẽ tạo ra thế tam tài mang đến cho anh/chị nhiều may mắn và tài lộc.
– Ở hai góc ngoài, anh/chị có thể bày nến hoặc đèn dầu tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng bên phải.
– Bình hoa và mâm bồng nên được đặt hai bên lư hương, nếu không có lư hương thì nên đặt ở trước di ảnh..
– Anh/chị nên bố trí đỉnh hương ở chính giữa bàn thờ và đốt thêm các loại gỗ có mùi thơm dễ chịu để tạo sự sang trọng và ấm cúng cho phòng thờ.
– Hạc thờ nên được đặt hai bên đỉnh hương
– Kỷ chén nên được đặt ở phía trước bát hương nhìn từ ngoài vào.
– Khi cúng kiếng hay muốn giao tiếp với ông bà tổ tiên, anh/chị chỉ cần đốt nến và thắp hương. Mọi thỉnh cầu sẽ theo vòng khói hương và chuyển đến ông bà.
Cách bài trí bàn thờ Phật, bàn thờ tổ tiên với các lễ vật dâng cúng ngày tết
Lễ vật dâng cúng bàn thờ ngày tết cho bàn thờ tổ tiên bao gồm:
- Vài bộ quần áo và giấy tiền vàng mã cho các cụ
- Một đĩa hoa quả lớn đặt ở vị trí trung tâm bàn thờ
- Một bình rượu ngon và một bình trà ngon
- Một bình hoa đẹp có thể cắm các loại hoa có mùi thơm nhẹ nhàng như lay ơn, hoa huệ,… Tránh cắm các loài hoa có mùi quá nặng và mang nhiều sát khí.
- Ngoài ra để tạo không khí tết, anh/chị có thể cắm một cành đào hay cành mai trong lọ sứ lớn đặt trên bàn thờ.
- Xung quanh bày thêm bánh mứt, cơi trầu cho cân xứng và đẹp mắt
Đối với bàn thờ Phật, bạn hãy bày đồ chay như bánh chay, hoa quả, gạo, muối là được.
Trang trí bàn thờ gia tiên thì các lễ vật nên đặt hai bên trái và phải ngang bằng nhau.
Trang trí bàn thờ ông địa hay các gia thần khác thì nên theo nguyên tắc bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Việc xét trái, phải là xét từ vị trí từ bàn thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn, bái.